Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao

Tạo 3 năm trước


feature image

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao không hoàn toàn được di truyền do gen, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, môi trường, tâm lý và vận động.Cụ thể, chiều cao trung bình của người Việt từ 20-24 tuổi là 163,7cm đối với nam và 153cm đối với nữ. Trong đó, yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của một người và đây là yếu tố bất biến. Lúc này, dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu để quyết định chiều cao và chiếm khoảng 32%. Tiếp đến là yếu tố rèn luyện thể thao, quyết định 22% chiều cao của một người. Còn lại là các yếu tố môi trường sống như giấc ngủ, không khí, tiếng ồn, trạng thái cảm xúc vui, buồn, lo lắng, stress…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiều cao đạt lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Nếu chiều cao trẻ đạt được lúc 3 tuổi là 85,3cm thì chiều cao khi trưởng thành là 158cm; trẻ 3 tuổi cao 94,5cm thì chiều cao khi lớn sẽ cao 170,9cm. Do đó, muốn con phát triển chiều cao tối đa, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện của con ngay từ khi còn nhỏ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, bột đường (cacbohydrat) và các vitamin, khoáng chất như vitamin A, D, kẽm, I ốt… Chất đạm có vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển ở trẻ em. Chất đạm bổ sung cấu trúc cho da, móng, tham gia vào việc vận động, cử động của cơ thể, vận chuyển các chất trong cơ thể… Chất đạm có sẵn trong thức ăn từ gia súc, gia cầm như thịt, gà, vịt, thỏ, thịt muối, cá, phô mai… Ngoài ra, đạm cũng có trong các loại lương thực như lúa gạo, rau, đậu tương, hạt, rễ và nấm rơm. Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của xương, giúp xương phát triển, đưa cơ thể đạt đến chiều cao tối ưu đồng thời làm xương chắc khỏe. Ở độ tuổi từ 1-25 cơ thể còn đang phát triển, đặc biệt là khung xương nên trong khẩu phần ăn cần bổ sung đủ canxi, lượng can xi ăn vào cần nhiều hơn lượng canxi bài tiết ra ngoài để có đủ canxi cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển bộ xương. Thực phẩm giàu canxi gồm sữa, phomat, các sản phẩm của sữa, tôm, tép, cua, cá nhỏ ăn cả xương, các loại rau lá có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải..., các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong phát triển xương. Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D thì chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Nguồn cung cấp vitamin D ở người chủ yếu là qua da. Da giúp cung cấp 80-85% nhu cầu vitamin D. Nếu được phơi nắng đầy đủ, sau 3 giờ, 1 cm2 da có thể sản xuất ra 18 UI vitamin D3. Ngoài ra, vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ).Vitamin K2 là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Việc bổ sung hợp lý vitamin K2 có tác dụng kích hoạt quá trình tạo xương ở trẻ tiền dậy thì, từ đó giúp tăng chiều cao ở trẻ. Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm lên men (pho mát, sữa chua). Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bộ môn thể thao như bơi, đu xà, cầu lông, bóng rổ, nhảy dây… giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Thường xuyên tập luyện thể thao sẽ giúp xương phát triển, chắc khỏe, phát triển chiều cao tối đa. Muốn trẻ phát triển chiều cao, ngoài chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vitamin, khoáng chất, rèn luyện thể thao từ bé thì việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ nên được ngủ sớm, sâu và đủ giấc. Đồng thời, môi trường sống của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, trẻ em trong 1000 ngày đầu đời ngay từ khi còn trong bụng mẹ và vẫn cần chăm sóc đến khi dậy thì. Đó là 1000 ngày vàng được y học hiện đại và các nghiên cứu khoa học thừa nhận là giai đoạn quyết định. Trong đó phải kể đến vai trò của sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng quý giá là vắc xin tự nhiên đầu đời bảo vệ sự sống hiệu quả nhất.Tham khảo: Soyte.hanoi