Món Ăn Ngày Tết Của Các Nước Trên Thế Giới

Tạo 2 năm trước


feature image

Chẳng riêng gì nước ta, các quốc gia khác trên thế giới đều có những món ăn truyền thống ngày tết với hình thức trình bày, hương vị rất riêng tạo nên đặc trưng ẩm thực tuyệt vời. Cùng Choptick xem món ăn ngày tết của các nước trên thế giới là các món nào nhé!

Lào

image render

Món ăn tết không thể thiếu của nước Lào là món “lạp”, được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, trộn với gia vị, ăn kèm xôi nóng. Theo ngôn ngữ Lào, “lạp” nghĩa là “lộc” nên người ta thường tặng nhau để chúc cho năm mới phát lộc, phát tài.

Campuchia

image render

Với người Campuchia, họ thường đem món cari lên chùa và nhờ các nhà sư làm lễ cúng tổ tiên vào ngày đầu năm, sau đó cả gia đình sum vầy bên nhau cùng ăn món ăn tết hấp dẫn này.

Singapore

Món gỏi cá Yusheng được làm từ cá hồi sống thái lát, ăn cùng rau củ quả tươi thái sợi như đu đủ, khoai môn, gừng, lạc, vừng rang và bột chiên, thêm nước sốt từ mận, chính là món tết truyền thống của người Singapore.

Thưởng thức món ăn này cũng khá đặc biệt, chúng được trang trí đẹp mắt trong cái bát to, khi nào ăn mới trộn lên. Trộn gỏi lên càng cao càng tốt vì chúng có ý nghĩa thịnh vượng, đầy đủ. Một số người còn thêm cà rốt và dưa leo để cầu mong mình trẻ mãi không già khi ăn gỏi cá Yusheng.

Hàn Quốc

Người Hàn cũng ăn tết âm như người Việt ta. Món tết truyền thống của họ là món Tteokguk, còn được gọi là canh bánh gạo. Mọi người trong gia đình sẽ tự tay nấu món này vào mùng 1 để cầu năm mới đủ đầy, hạnh phúc.

Món ăn này được làm từ bánh gạo Tteok ăn với nước xương bò hầm, thịt bò và hành hoa. Bánh gạo thái miếng mỏng hình bầu dục và màu trắng thể hiện sự thanh khiết, trường thọ của mọi vật và con người.

Bên cạnh đó, còn có món garettok với thịt gia súc, gia cầm đem chiên lên. Người Hàn cho rằng, món ăn tự chế biến sẽ mang lại tài lộc nhiều hơn. Thức uống truyền thống là poricha, làm từ bột lúa mạch và trà pha chế. Họ còn uống rượu gui balki sool, ai cũng phải uống để cầu may mắn cả năm.

Nhật Bản

Dù người Nhật đã không ăn tết âm nhiều nữa nhưng họ vẫn còn giữ phong tục tết vào ngày đầu năm. Món ăn truyền thống của họ là Osechi ryori, là các món chế biến từ đậu đen, cá và hải sản. Họ cho rằng, 3 nguyên liệu này giúp họ linh hoạt, trí não sáng suốt hơn.

Osechi ryori mang ý nghĩa giúp mọi gia đình đều có cái tết ấm no dù các cửa hàng đều đã đóng cửa nghỉ tết.

Không chỉ vậy, người Nhật còn hay dùng nước sốt từ các loại đậu để chấm các món cá nướng, chả và món bánh, mì sợi làm từ các loại gạo.

Trung Quốc

Món truyền thống ngày tết của xứ Trung Hoa chính là sủi cảo. Vỏ bánh làm bằng bột mì, nhân làm từ thịt trộn rau xanh. Phần vỏ khi gói phải khéo léo để viền bánh đều, tượng trưng cho sự cân bằng. Miếng bánh hình bán nguyệt chính là hiện thân của nén bạc cổ để cầu tài lộc, giàu sang, phú quý.

Tục lệ ăn sủi cảo như sau: Bát đầu tiên cúng tổ tiên, bát thứ hai cúng thần thánh, bát thứ ba cả nhà cùng ăn trong đêm giao thừa và ngày đầu năm, vì thời điểm này ăn sẽ cầu được sung túc, vinh hoa, phát tài cả năm.

Mỹ

Người dân miền Nam nước Mỹ có món ăn truyền thống vô cùng lâu đời tên là Hoppin ‘ John. Món này gồm các loại rau, đậu nấu cùng thịt heo, gạo, ăn với bánh ngô. Chúng mang ý nghĩa về mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Ý

Người Ý có món ăn truyền thống tết tên là cotechino con lenticchie. Đây là món hầm xúc xích thịt heo và đậu lăng xanh. Thịt heo tượng trưng cho sự sung túc còn đậu lăng có hình giống đồng xu để cầu may mắn, ấm no, tài lộc đủ đầy.

Hy Lạp

Đất nước này có món bánh tết truyền thống là Vasilopita. Một số nước Đông u còn gọi đây là "bánh Vua", "bánh Thánh Basil". Bánh này chỉ là chiếc bánh ngọt to to đơn giản nhưng có đồng xu nhỏ bên trong, ai bắt được đồng xu trong phần bánh của mình thì sẽ may mắn, hạnh phúc nhất trong năm.

Bánh này sẽ được ăn vào thời khắc giao thừa, người cắt bánh đầu tiên là người đứng đầu gia đình, sau đó ai nhỏ nhất sẽ cắt sau cùng.

Nguồn: Tham khảo Internet